ONLINE EXCLUSIVE STUDENT FEATURE

Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu và ứng phó thời tiết cực đoan

Trước những chuyển biến ngày càng khó lường của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu & ứng phó thời tiết cực đoan được thiết kế tọa lạc tại thị xã Sông Cầu, Phú Yên, sẽ là nơi để nghiên cứu các sự biến đổi khí hậu này và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.

Lấy cảm hứng từ đường kỷ hà, hình khối kiến trúc được tối ưu hóa về mặt khí động học, giúp công trình trở nên mềm mại về mặt thẩm mỹ lẫn mặt kỹ thuật. Hình khối công trình uốn lượn một cách tự nhiên, nhưng vẫn theo một quy tắc của thiên nhiên, những đường cong sẽ giúp ta cảm thấy thiên nhiên và con người như hòa làm một.

Các tổ hợp hình khối đều nhằm mục đích giảm thiểu tác động của gió biển, hạn chế tối đa lượng bức xạ mặt trời ảnh hưởng lên công trình; và tăng vận tốc gió ở những vùng quẩn gió, giúp giảm nhiệt lượng tỏa ra từ chính công trình. Tổng quan hướng đến sự giảm thiểu khí thải ra môi trường bên ngoài. Các yếu tố về kiến trúc xanh cũng được ưu tiên áp dụng bên cạnh nhiều nét kiến trúc truyền thống như nhà sàn, mái 2 lớp, hiên đua ra, và lam che nắng.

BỐ TRÍ MẶT BẰNG

Mặt bằng được bố trí với 2 hình khối tách biệt và liên kết với nhau bằng cầu nối. Cầu nối là điểm nhấn của công trình, bên dưới là một con suối giúp tạo hiệu ứng thị giác vô cùng thú vị. Khu công cộng được bố trí gần lối vào với đa dạng công năng, tạo được sự liền mạch và thuận tiện cho du khách khi tiếp cận mà không ảnh hưởng đến khu nghiên cứu. Ngược lại, khu nghiên cứu thuần kỹ thuật được đặt lùi về sau khu đất, nhằm tạo sự riêng biệt cũng như tăng khả năng tương tác với các khu phụ trợ bên ngoài, như vườn thực nghiệm, khu nhập nguyên liệu, v.v. 

KỸ THUẬT & CÔNG NGHỆ

Để phù hợp với yếu tố bản địa, công trình được thiết kế nương theo địa hình và giữ nguyên các cảnh quan tự nhiên; đồng thời tính toán đến việc bỏ trống tầng trệt để tránh hư hại khi mực nước dâng cao. Cụ thể như, “nhà sàn” là giải pháp ứng phó tại những thời điểm mực nước dâng lên cao, giúp dòng chảy của nước và gió được thông thoáng.

Bên cạnh đó, phương án “mái 2 lớp’’ cong và dốc cũng là một giải pháp hoàn hảo giúp công trình thoát nước mưa nhanh chóng, hạn chế tối đa lượng bức xạ mặt trời lên bề mặt mái, giải nhiệt nhanh sức nóng bề mặt, giúp vật liệu ít giãn nở quá mức, và là một lớp cách nhiệt tốt cho không gian bên dưới. Mái dốc còn mang nét đặc trưng của kiến trúc truyền thống mà không kém phần hiện đại, và phù hợp với hình khối công trình.

Ngoài ra, giải pháp thông tầng, kết hợp 2 sàn thành 1, cũng giúp tạo một khoảng không lớn để lắp đặt từ các thiết bị máy móc to, cồng kềnh có công suất và cường độ cao. Khu máy móc được đặt gần sát lối vào phụ dành cho nội bộ, nhằm tối ưu công suất và tiện lợi bảo trì. Công trình còn sử dụng chiến thuật thiết bị càng nặng được đặt dưới cùng, giúp phần chân công trình được vững chãi hơn; ngược lại các thiết bị càng nhẹ được đặt trên cao, giúp hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu công trình. Chân thiết bị khi lắp được đều được xử lý qua bề mặt, điểm tiếp giáp được đặt ron cao su và xử lý xung quanh sàn bằng lớp hồ cát, giúp giảm sự rung động cộng hưởng khi máy móc hoạt động.

Các ống gió được đặt trồi lên mái, với nguyên lý một đầu sẽ hút gió từ bên ngoài đi vào bên trong và một đầu hút hơi nóng từ bên trong đi ra bên ngoài, gió sẽ đi qua lọc bụi cát và mang độ ẩm vào công trình. Như vậy, với ý tưởng “nương tựa thiên nhiên”, công trình sẽ tốn rất ít nhiên liệu cho việc làm mát không gian mà vẫn đạt được hiệu quả cao. 

Các hệ lam cũng được trang bị công nghệ để có thể biến thiên theo hướng nắng, giúp công trình luôn mát mẻ dù ánh nắng đến từ hướng nào. Ngoài ra, việc đặt trọng tâm công trình lệch về phía trước cũng có công dụng rất lớn trong việc phòng chống bão,  gió sẽ được mặt đứng trước làm chệch hướng, chẻ thành 2 luồng lướt qua mà không tác động trực tiếp đến công trình. Đây cũng là giải pháp xử lý hình khối theo tác động phương ngang. 

VẬT LIỆU

Với địa thế sát biển, công trình hạn chế sử dụng kim loại để tránh bị ăn mòn bởi gió biển, thay vào đó là bê tông. Bê tông là một loại vật liệu “xanh”, đáp ứng tốt tiêu chí  bền vững, giúp công trình hạn chế duy tu, bảo dưỡng mà vẫn đảm bảo hiệu sử dụng theo thời gian.

THÔNG TIN ĐỒ ÁN

Tên đồ án: Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu và ứng phó thời tiết cực đoan
Tên sinh viên: Trần Chí Đạt
Trường: Đại học Kiến trúc TP.HCM
Chương trình: Đại học chính quy
Giám sát/ Hướng dẫn: TS.KTS. Giang Ngọc Huấn
Năm đồ án: 2021
Địa điểm: Thị xã Sông Cầu, Phú Yên
Diện tích khu đất: 14 ha
Tổng diện tích xây dựng:
Chiều cao công trình: 25 m
Hình ảnh bởi: Trần Chí Đạt

ー Construction+ Online

yasbetir1.xyz winbet-bet.com 1kickbet1.com 1xbet-ir1.xyz hattrickbet1.com 4shart.com manotobet.net hazaratir.com takbetir2.xyz 1betcart.com betforwardperir.xyz alvinbet.help/ ritzobet.org betforward.com.co betforward.help betfa.cam 2betboro.com 1xbete.org 1xbett.bet romabet.cam megapari.cam mahbet.cam وان ایکس بت بت فوروارد