ONLINE EXCLUSIVE STUDENT FEATURE

Re-Generation

Giải Nhì | Hạng mục “Sinh viên” | Việt Nam | FuturArc Prize 2023
thuộc về nhóm Trần Khoa Thành

Trần Khoa Thành, Đặng Lê Như Ngọc Nguyễn Minh Ngọc là sinh viên năm thứ 4 khoa kiến ​​trúc, Đỗ Việt Hoàng là sinh viên mới tốt nghiệp khoa quy hoạch đô thị trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Mặc dù có chuyên ngành khác nhau nhưng nhóm có chung góc nhìn về tầm quan trọng của di sản kiến ​​trúc trong sự phát triển bền vững của thành phố, đời sống con người và môi trường.

THÁCH THỨC

Mang Thít, làng nghề sản xuất gạch gốm nổi tiếng ở tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam đang bị đóng cửa, một phần là do quy trình sản xuất gạch nung gây ô nhiễm môi trường. Do đó, phần lớn đã bị dỡ bỏ và phá hủy do sự suy thoái của làng nghề. Các chính sách dỡ bỏ các cơ sở sản xuất gạch nung không sử dụng cũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và chất lượng nông sản. Khi nghề gạch suy thoái, người làm gạch phải quay lại làm nông trong bối cảnh đất nông nghiệp bị thu hẹp, hoặc phải rời quê hương và tìm kiếm cơ hội việc làm ở các ngành nghề dịch vụ công nghiệp trong khi chưa có kỹ năng hoặc chỉ có chút kỹ năng.

GIẢI PHÁP

Ý tưởng đề xuất của nhóm chính là tái tạo khu di sản làng nghề Mang Thít dựa trên các yếu tố về môi trường, kinh tế và xã hội thông qua việc kết hợp hài hòa, cân bằng giữa kiến ​​trúc và cảnh quan. Nổi bật là những lò gạch tròn được bao bọc bởi cảnh quan sông nước hữu tình, nhóm mong muốn mang đến sự hồi sinh từ tàn tích của những lò gạch cũ, biến chúng thành điểm du lịch sinh thái nhằm bảo tồn giá trị bền vững và khôi phục sinh kế cho người dân địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như chuẩn bị nền tảng tốt cho thế hệ tiếp theo. Nhóm đã hướng đến việc tái định vị khu vực này thành khu di sản mang lại những tác động tích cực về văn hóa, giáo dục và môi trường cho các thế hệ tương lai. Nhóm cũng nhận định rằng thế hệ trẻ tương lai sẵn sàng bỏ tiền để có được những trải nghiệm ý nghĩa và thú vị, cũng như ý thức đến việc bảo vệ môi trường.

Nhóm đề xuất một chiến lược theo trục không gian và thời gian, tức là thông qua phương pháp cải tạo mô-đun điển hình (mô-đun đất ngập nước và mô-đun di sản) để tái tạo quy mô không gian và phân chia các giai đoạn thực hiện. Nhóm đặt mục tiêu chuyển đổi các lò gạch nung gây ô nhiễm thành vườn ươm sinh thái – tái chế, kết hợp tính chất dễ tái chế của vật liệu gạch gốm vùng Mang Thít, cùng với việc tái thiết cảnh quan; tổng thể giúp tái tạo hệ sinh thái động thực vật, tạo nên một quần thể mang ý nghĩa văn hoá – giáo dục – môi trường cho các thế hệ tương lai.

Giải pháp của dự án là phân loại chất lượng vật liệu gạch gốm để tái chế hoặc tái sử dụng, cụ thể như gạch 20% sử dụng dùng tái chế vật liệu mới, gạch 20 – 50% sử dụng dùng lát đường hoặc làm hàng rào – mặt đứng cho công trình, gạch 50% trở lên tái sử dụng cho xây dựng; đồng thời, đánh giá, phân loại chuyển đổi hình thái và công năng của tổ hợp các lò gạch; song song là giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường vùng đất ngập nước do nghề gạch gây ra; và cuối cùng là định hướng phân vùng chức năng. Với vị trí không dễ tiếp cận, nhóm giả định rằng khu di sản ắt hẳn rất hấp dẫn và thú vị. Do đó, nhóm chọn một phần diện tích có nhiều lò gạch nhất, nhiều hình thái và địa hình đa dạng nhất để thực hiện và xử lý chi tiết, điều này sẽ hỗ trợ cho việc nhân rộng mô hình này trong tương lai.

BÌNH LUẬN TỪ BAN GIÁM KHẢO

KTS Vũ Linh Quang: 

Ý tưởng đề xuất đã giải quyết rất tốt việc chuyển đổi làng nghề sản xuất gạch gốm, hài hòa với không gian cảnh quan sông nước để trở thành khu du lịch sinh thái bền vững. Giải pháp này mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương, bảo tồn các giá trị văn hóa cho các thế hệ tương lai.

Bài dự thi không chỉ thực hiện tốt thiết kế cải tạo các lò gạch tròn mà còn hồi sinh cả một vùng kinh tế với nhiều giải pháp đa dạng về không gian, phù hợp về công năng, hài hòa về hình thức kiến trúc. Nhờ đó, du lịch trải nghiệm được phát triển, giúp cộng đồng địa phương nâng cao giá trị của hệ sinh thái động thực vật.

TS. KTS Miya Irawati:

  1. Cải tạo các lò gạch để tái tạo cả khu làng nghề, thậm chí có thể nhân rộng sang các khu vực khác được xem như một nỗ lực bảo tồn và phát huy du lịch di sản, nhưng đây cũng là một ý tưởng có tính rủi ro, dễ thất bại nếu không có phần đánh giá đầy đủ chi tiết về kinh tế. 
  2. Tuy nhiên, ý tưởng, đường dẫn và mặt bằng được trình bày ngắn gọn, chủ đạo ở dạng sơ đồ.
  3. Nhóm có sáng tạo về ý tưởng sửa chữa và tái sử dụng các lò gạch, phân tích được tiềm năng cũng như những điểm bất lợi tại khu vực này. Ngoài ra, tác động chính trị, bên cạnh tác động xã hội, kinh tế và môi trường, đều được tính toán kỹ lưỡng.
  4. Ý tưởng đề xuất đã thể hiện được các giai đoạn chiến lược khi thực hiện ý tưởng và quy trình tái sử dụng vật liệu gạch.
  5. Cần thiết kế một cơ sở hạ tầng/đường dẫn mang tính biểu tượng để kết nối hoạt động/địa điểm này với hoạt động/địa điểm khác lại với nhau, và tích hợp thêm một số hoạt động ngoài vùng đất ngập nước.
  6. Cần cải thiện thêm:
  • Cần chú trọng hơn việc thiết kế kiến trúc bền vững, chẳng hạn như sử dụng quang điện trên mái các lối đi dành cho người đi bộ để kết nối lại các phân vùng trong khu vực.
  • Cần chú trọng thêm việc áp dụng công nghệ tái sử dụng nước sông cho khu vực này.
  • Cần chú trọng thêm phần kết nối hai bờ bắc và nam sông.

KTS Nan Chyuan:

Nhìn vào một số giải pháp đề xuất, tôi thực sự không thể biết liệu chúng có mang lại những công dụng mới cho không gian hay không. Dự án này thể hiện một góc độ về sự phục hồi và bảo tồn lịch sử và các công trình kiến trúc. Nhưng có lẽ, vẫn còn thiếu nghiên cứu sâu hơn về địa điểm hoặc những điều liên quan khác. Tôi nghĩ nhóm nên xem xét thêm điều đó và tôi vẫn khuyến khích ý tưởng này vì đâu đó nó vẫn thể hiện một góc độ quan trọng trong cách chúng ta nhìn nhận về tương lai.

TS. KTS Tan Loke Mun: 

Đây là một cách tiếp cận hệ sinh thái, kiến tạo địa điểm thú vị nhằm mang lại sức sống mới cho một ngành công nghiệp cũ với các cấu trúc mang tính biểu tượng. Chúng có tác động ngay lập tức đến địa điểm nên rất đáng được bảo tồn.

Chúng trông như những chiếc nón gạch đẹp lạ và tựa như những chiếc sà lan đang chạy trên sông. Theo tôi, ý tưởng đề xuất cải tạo khu làng nghề tốt hơn so với việc phá bỏ hết các lò gạch cũ này. Chúng có một tạo hình rất độc đáo mà có thể con người sẽ không bao giờ xây dựng lại. Về gạch, ngày nay người ta không áp dụng loại hình sản xuất tạo ra nhiều khí thải carbon vì nó thực sự rất có hại cho môi trường. Hiện tại, hầu hết gạch được nung bằng khí đốt. Khi Việt Nam hướng về một tương lai Xanh hơn, thì phải tính đến việc loại bỏ tất cả những chiếc nón đốt ra than này. Ý tưởng này rõ ràng tốt hơn là phá hủy toàn bộ nền văn hóa của một khu vực nào đó.

THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án: Re-Generation
Địa điểm: Huyện Mang Thít, Tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam
Diện tích: 50.000m2
Cơ cấu dân số
20,7%  (0-14 tuổi)
69,7% (15-64 tuổi)
9,6% (65+ tuổi)

Nguồn: Dân số thành phố năm 2019

ー Construction+ Online

yasbetir1.xyz winbet-bet.com 1kickbet1.com 1xbet-ir1.xyz hattrickbet1.com 4shart.com manotobet.net hazaratir.com takbetir2.xyz 1betcart.com betforwardperir.xyz alvinbet.help/ ritzobet.org betforward.com.co betforward.help betfa.cam 2betboro.com 1xbete.org 1xbett.bet romabet.cam megapari.cam mahbet.cam وان ایکس بت بت فوروارد